Toàn quyền New Zealand Anand Satyanand

Satyanand được Elizabeth II, Nữ hoàng New Zealand bổ nhiệm chức Toàn quyền,[5] theo đề nghị của Thủ tướng Helen Clark. Ông đã thay thế Dame Silvia Cartwright làm Toàn quyền New Zealand ngày 23 tháng 8 năm 2006. Việc ông được bổ nhiệm đã được các lãnh đạo Đảng trong Quốc hội hoan nghênh.[6] Ông là Toàn quyền New Zealand đầu tiên có gốc châu Á và cũng là người theo Công giáo La Mã giữ chức Toàn quyền.[7]

Ông cũng là người đầu tiên tại văn phòng Toàn quyền không có tước hiệp sĩ (đại tá Thomas Gore Browne, một Toàn quyền New Zealand giai đoạn 1855 - 1861, cũng không có tước hiệp sĩ nhưng đã được phong tước trong thời gian tại vị). Tuy nhiên, các thay đổi gần đây có nghĩa là khi nhậm chức vụ Toàn quyền, ông đã được phong tước tướng công (The Honourable) suốt đời.[8].

Các cuộc đàm phán đảo chính Fiji

Ngày 30 tháng 11 năm 2006, Satyanand đã làm chủ nhà một cuộc họp giữa thủ tướng Fiji Laisenia Qarase và chỉ huy quân đội Fiji, thiếu tướng Frank Bainimarama tại Dinh chính phủWellington, trong một nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng gia tăng ở Fiji. Dù ông đã làm chủ nhà cuộc họp, ông đã không tham gia thảo luận do bộ trưởng ngoại giao New Zealand, Winston Peters làm chủ tọa.[9] Ván bài của Satyanand là nỗ lực nghiêm túc của cộng đồng quốc tế ngăn chặn cuộc đảo chính quân sự xảy ra vào ngày 5 tháng 12.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Anand Satyanand http://www.indiannewslink.co.nz/APRIL_15_2006_WEB_... http://www.nzherald.co.nz/topic/story.cfm?c_id=150... http://www.pansywong.co.nz/eng/view.php?newsid=297 http://www.beehive.govt.nz/ViewDocument.aspx?Docum... http://www.beehive.govt.nz/ViewDocument.aspx?Docum... http://www.gg.govt.nz/honours/queens.asp http://www.gg.govt.nz/media/news.asp?type=current&... http://www.adls.org.nz/profession/lawnews/2006/iss... http://www.aucklandfiji.org.nz/news_view.asp?newsi... http://www.nzma.org.nz/journal/116-1168/318/